XtGem Forum catalog
» »

CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ

p hát. Khi tấm màn nhung đã kéo lên, đèn folo rọi xuống và những nhân vật đã xuất hiện trên sân khấu, lúc đó cuộc phiêu lưu tâm hồn mới thực sự bắt đầu và tùy theo vở diễn hấp dẫn hay nhạt nhẽo mà chúng ta sẽ quyết định ngồi lại đến phút chót hay bỏ về nửa chừng.
tình yêu cũng vậy, ấn tượng bề ngoài rất đáng kể nhưng đáng kể hơn nữa là vẻ bề ngoài đó có đang cất giấu điều gì đáng kể ở đằng sau nó hay không.
Ôi, tôi đang vung vít gì thế này?
Tôi đang nói chuyện chú Nhiên.
Chú Nhiên yêu cô Linh.
Họ là một cặp.
Một cặp hoàn toàn khác với tôi và con Tí sún hay thằng Hải cò và con Tủn.
Cái khác dễ thấy nhất là họ sắp cưới nhau.
Họ sắp là vợ chồng. Vợ chồng thật.
Bọn tôi thì còn khuya.
Tôi không biết cảnh sát trưởng khi lớn lên có cưới tiếp viên hàng không làm vợ hay không, nhưng thầy hiệu trưởng chắc chắn không dại gì rinh nàng Bạch Tuyết về nhà.
Sở dĩ con Tí sún nằm ngoài kế hoạch hôn nhân của tôi (nếu tôi thực sự có kế hoạch lấy vợ vào lúc tám tuổi) chỉ bởi một lý do đơn giản: con Tí sún là đứa con gái nấu ăn kém nhất trong những đứa con gái mà tôi từng biết và sẽ biết.
Như đã nói, tôi ăn uống chẳng cầu kỳ gì. Tôi chẳng buồn quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của món ăn. Rất lâu về sau này, khi tuổi tác ngày càng chất chồng và cơ thể tôi bắt đầu chống lại tôi, tôi mới bắt đầu để ý có bao nhiêu phần trăm proteine, cholesterol, glucide, lipide trong cái thứ mà mình sắp tống vào dạ dày chứ hồi tôi tám tuổi chất béo đối với tôi cũng có giá trị ngang chất xơ, còn đạm và đường hiển nhiên là một.
Hồi đó, tôi chỉ thích có ba món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói. Là cái thứ mà nếu bắt gặp tôi ôm trong người thế nào mẹ tôi cũng giằng khỏi tay tôi, kể cả bằng biện pháp bạo lực hoàn toàn trái với bản tính hiền lành của bà.
Tóm lại, muốn ăn mì gói tôi phải trốn qua nhà con Tí sún, nhờ nó nấu giùm. Gọi nấu mì là gọi cho oai, chứ thực ra chỉ là nấu một ấm nước sôi. Con Tí sún chỉ bỏ mì vô tô, sau đó bỏ thêm các bịch gia vị có sẵn rồi chế nước sôi vào.
Có lẽ trên đời không có món ăn nào dễ nấu như mì gói. Dễ đến mức so với nó, tráng một quả trứng bỗng hóa thành phức tạp ngang với việc phóng phi thuyền lên mặt trăng. Vậy mà con Tí sún chưa bao giờ nấu được một tô mì ra hồn trong suốt cuộc đời mình, nếu như cuộc đời nó chỉ tính đến tuổi lên
Tô mì hôm thì khô không khốc, hôm thì nước nhiều đến mức tôi có cảm giác nếu con Tí sún không muốn dìm chết một kẻ thù vô hình nào đó vừa sẩy chân rớt vào trong tô thì hẳn là nó muốn trả thù tôi về những lời quát tháo lúc tôi làm chồng nó cách đó mấy ngày.
Cũng có lúc con Tí sún gặp hên chế nước sôi vừa phải, nhưng những lúc hiếm hoi như vậy bao giờ nó cũng quên bỏ gia vị vô tô mì.
Vì tất cả những lẽ đó, tôi chỉ cho phép con Tí sún nấu mì giùm tôi tổng cộng ba lần. Tới lần thứ tư thì tôi gắt (dù lúc này chúng tôi không chơi trò vợ chồng nhưng con Tí sún vẫn ngoan ngoãn nghe lời tôi):
- Mày xê ra! Đưa ấm nước sôi đây, tự tao làm!
oOo
Khi tôi được chín tuổi thì mẹ tôi sinh em bé.
Khi tôi mười bảy tuổi thì em gái tôi lên tám, bằng tuổi con Tí sún lúc tôi gắt nó "xê ra".
Tám tuổi, em gái tôi đã biết nấu cơm, kho cá, quét nhà, rửa chén và biết làm thuần thục hàng đống thứ tội nợ khác.
Mẹ tôi bảo:
- Con gái là phải biết làm mọi thứ. Mai mốt con lớn lên, con đi lấy chồng, nhìn con khéo léo hay vụng về, người ta sẽ biết mẹ dạy con như thế nào.
Mẹ tôi nói giống như người phương Tây sáng tác ngạn ngữ. Người Pháp nói "Bạn hãy cho tôi biết bạn đọc sách gì, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào!". Câu nói của mẹ tôi cũng đại ý như thế "Bạn hãy cho tôi biết con gái bạn làm việc nhà như thế nào, tôi sẽ nói bạn là ai!".
Đó là cách suy nghĩ của mẹ tôi, cũng là cách suy nghĩ của mọi bà mẹ Việt Nam truyền thống. Căn cứ theo cách đánh giá này thì rõ ràng mẹ con Tí sún không hề dạy nó bữa nào.
Mà sự thật là như vậy. Mẹ con Tí sún không hề dạy con.
Mẹ nó mất ngay khi nó vừa chào đời. Người ta bảo mẹ nó bị băng huyết.
Con Tí sún là đứa mồ côi mẹ và nó chỉ có một con đường duy nhất là học cách nấu ăn dở tệ từ ba nó.
Tất nhiên vào lúc tám tuổi, tôi chưa có em gái và mẹ tôi chưa có dịp thốt ra những lời vàng ngọc như vậy. Nhưng ngay lúc đó, tôi đã cương quyết sẽ không lấy con Tí sún làm vợ, cho dù hai đứa chắc chắn sẽ cùng lớn lên cạnh nhau từ tuổi ấu thơ đến lúc mỗi đứa phải lập gia đình. Chơi trò vợ chồng và sinh ra thằng Hải cò và con Tủn để mắng cho sướng miệng thì được. Còn trở thành vợ chồng thật thì không bao giờ.
Tiêu chuẩn người bạn đời của tôi lúc đó chẳng lấy gì làm cao. Chỉ có một tiêu chuẩn be bé thôi: Phải biết nấu mì gói cho tôi ăn. Thế mà tiêu chuẩn bé như con kiến đó, con Tí sún cũng chẳng đáp ứng được.
Khi đọc tới chỗ này, chắc bạn sẽ mỉm cười: Ối giời, chuyện trẻ con!
Nhưng không phải đâu. Khi lớn lên, tôi vẫn thấy chuyện nấu nướng khá là quan trọng trong đời sống vợ chồng. Tất nhiên chuyện nội trợ chẳng đóng vai trò gì đáng kể trong quá trình yêu nhau giữa một chàng trai và một cô gái. Từ trước đến nay, có hàng ngàn cuốn tiểu thuyết Đông Tây kim cổ viết về đề tài tình yêu, nhưng chẳng có cuốn nào đề cập đến một mối tình trong đó chàng yêu nàng vì tài làm bếp hoặc chàng bỏ rơi nàng vì món súp nàng nấu quá mặn cả. Romeo bất chấp sự hiềm khích giữa haidòng họ để đeo đuổi Juliet chắc chắn không phải vì món chả cá của cô ta. Điều đó chẳng có gì sai, vì các nhà văn viết chuyện ái tình chứ đâu có viết chuyện hôn nhân. Do đó tôi vẫn tin rằng mối tình Romeo và Juliet sở dĩ trở nên tuyệt đẹp bởi cả hai đã chết trước khi họ kịp lấy nhau và nàng Juliet chưa có dịp nấu mì gói cho Romeo.
Bạn ngẫm mà xem: Có phải trên thực tế, cho đến khi rước được người đẹp về nhà các chàng trai gần như không có lấy mảy may cơ hội để đánh giá tài bếp núc của người bạn đời tương lai?
Chỗ này cần nói rõ để tránh gây hiểu lầm: Đó là do các chàng trai không quan tâm chứ không phải các cô gái cố tình giấu giếm. Đang tắm mình trong bầu không khí lãng mạn của những ngày tháng yêu đương thì cái ăn rõ ràng chỉ là chuyện thứ yếu, thậm chí còn bị xếp vào phạm trù phàm tục. Yêu dứt khoát phải thơ mộng hơn ăn, như trái tim nhất định phải cao quí hơn dạ dày. Trương Chi thời xưa chắc từng nghĩ thế và Trương Chi thời nay cũng không nghĩ khác.
Rồi bạn hãy ngẫm tiếp: Có phải khi yêu nhau chàng vẫn thích dẫn nàng đi ăn ở ngoài? Nhiều tiền thì vào nhà hàng sang trọng hoặc khu ăn uống ở các plaza, ít tiền thì vào các quán ăn bình dân, ít tiền hơn cả ít tiền thì ra ngoài lề đường ngồi lai rai nghêu sò ốc hến. Còn hôm nào rỗng túi thì chàng quyết nằm bẹp ở nhà, với lý do hết sức cao cả "Hôm nay anh bận việc cơ quan". Chẳng chàng trai nào nghĩ đến chuyện rủ người đẹp về nhà bắt nàng nấu cho mình ăn. Các chàng đều nghĩ, rất tự trọng: Ăn là cái quái gì mà quan trọng thế! Người đàng hoàng yêu nhau bằng thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác, chỉ có bọn phàm phu lỗ mãng mới yêu nhau bằng vị giác!
Các chàng nghĩ đúng quá, và chẳng chàng trai nào buồn khảo sát tài nấu nướng của kẻ sắp phụ trách khâu ẩm thực cho suốt quãng đời còn lại của mình.
Mãi đến khi tấm lưới hôn nhân đã giăng ra, người đàn ông khốn khổ đó mới phát hiện lãnh vực mà chàng chẳng mấy chú ý khi yêu nhau lại l
<<1 ... 45678 ... 16>>
CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠFacebookGoogleTwitterYahooTOP

Tags:http://java360.wap.sh/content.html?id=d.cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho.html, CHO TÔI, d.cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho.html, IN MỘT VÉ ĐI TUỔI T, , CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ

Bình Luận CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ
Tên bạn :

Nội dung:





1/21/17864