Gợi ý làm bài
HIV /AIDS là 1 trong những tệ nạn nguy hiểm cho xã hội.
Nguyên nhân dấn vào con đường “nàng tiên nâu”:Sự quá đà trong lối sống ->đem đến những hậu quả khó lường với bạn trẻ. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà họ có tâm lý “thử cho biết ” ,thử để “lấy cảm giác”, và nhiều khi họ tìm đến ma túy để có được khoái cảm. Nhiều khi chỉ vì thiếu lập trường,đua đòi cho bằng bạn bằng bè mà họ bất chấp nhắm mắt dấn thân vào con đường chết .
Đi vào con đường HIV nhiều khi không phải do tự bản thân mà còn do tác động bên ngoài
của bạn bè,GĐ. Trích:
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn dắt một người đến tình trạng nghiện thuốc, cũng như có nhiều yếu tố bảo vệ giúp cho một người khó bị Ma Túy tấn công. Một thiếu niên bình thường sẽ chịu tác động của 4 lĩnh vực: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường học đường và môi trường cộng đồng, nhưng gia đình là cơ sở chính cho thiếu niên sinh sống, lớn lên và phát triển tâm lý xã hội, chính gia đình là nơi chứa đựng những yếu tố bảo vệ cũng như nguy cơ nhiều hơn cả.
Một số yếu tố nguy cơ hình thành sớm từ trong gia đình như:
1. Gia đình hỗn loạn, cãi cọ, gia đình kém kỷ cương, đặc biệt là gia đình có cha mẹ nghiện hay bệnh tâm thần;
2. Cha mẹ bất lực trong giáo dục, nhất là với những trẻ có tính khí bất thường hoặc khó dậy dỗ;
3. Các thành viên trong gia đình thiếu sự liên kết hoặc kém nuôi dưỡng.
4. Cha mẹ ly thân hay quá bận rộn, sự săn sóc và quan tâm đến con cái chưa đủ, ảnh hưởng trên con cái chưa đúng mức
Một số yếu tố nguy cơ khác có nguồn gốc từ những hoạt động tương tác của trẻ với xã hội như trường học, bạn bè, cộng đồng như:
1. Có thái độ rụt rè nhút nhát quá, hoặc có thái độ hung hăng quá trong lớp học;
2. Thất bại trong học tập;
3. Khó hòa mình trong tập thể;
4. Nhập bọn với bạn xấu hoặc thích chơi với bạn vô đạo đức;
5. Ngầm đồng tình với những hành vi xấu, như việc sử dụng thuốc trong trường lớp, trong nhóm bạn bè, trong cộng đồng;
6. Kỷ luật trường ốc có sơ hở với những học sinh bất hảo;
7. Môi trường dễ kiếm thuốc.
Nếu không kể đến nguy cơ ban đầu trên, thì giai đoạn có nguy cơ lớn nhất đầu tiên là khi trẻ rời khỏi nơi an toàn của em (gia đình) để đến trường học. Khi học xong tiểu học và lên trung học sơ cấp, các em bước đầu đã có kinh nghiệm về những thách thức xã hội, chẳng hạn làm sao để thích hợp với tập thể, với những loại bạn bè khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau. Chính trong giai đoạn này, cá tính và nhân cách từng bước hình thành, mà nếu gia đình phó thác cho các em tự phát “như một bông hoa tự nở”, thì giai đoạn thiếu niên sớm này các em thường chạm trán với lần sử dụng thuốc lá, cần sa hay Ma Túy đầu tiên trong đời.
Khi em bước lên trung học cao cấp, bắt đầu chuẩn bị cho tương lai, chàng (hay nàng) tuổi trẻ phải đối mặt với những thách đố xã hội, tâm lý và giáo dục. Hoặc chàng ham chơi tìm cảm giác lạ, hoặc chàng/nàng đầu hàng những thách đố trên, chàng / nàng có thể sử dụng thuốc lá, rượu, hay những loại thuốc tác động tâm trí khác. Vai trò của gia đình vào thời điểm này có thể không mạnh như trước đây, nhưng vai trò của đoàn thể, xã hội vẫn còn giá trị của nó.
Khi thanh niên bước vào đại học, lập gia đình hay đến sở làm, chàng vẫn luôn luôn phải đối phó với những cạm bẫy và nguy cơ của môi trường dành cho người trưởng thành, những thú vui ăn chơi, lạm dụng tình dục, sử dụng Ma Túy, nhậu nhẹt hàng ngày sau giờ tan sở… nếu như gia đình, đoàn thể không còn ảnh hưởng được đến chàng.
Những nguy cơ sử dụng thuốc gây nghiện không chỉ giới hạn ở tuổi trẻ, thanh niên, trung niên, mà còn xảy ra đối với tuổi già. Bởi người già thường đau đớn mãn tính nhiều nơi trong cơ thể, các cụ thường hay sử dụng thuốc có nguy cơ gây nghiện cao như thuốc ngủ, an thần hay chống đau. Thêm nữa, tuổi già dễ bị nghiện cũng như tuổi trẻ. Các cụ hay buồn, giận hờn vì lệ thuộc con cái, tâm trạng thất vọng, cô đơn vì rất nhiều lý do nhân sinh kèm theo suy giảm mắt, tai, sức sống, các cụ dễ nghiện rượu và thuốc an thần. Khác với tuổi trẻ, tình trạng nghiện của các cụ hay bị bỏ sót, vì những tính nết bất thường, những hành vi quái lạ, những trục trặc cơ thể thường bị đổ thừa cho tuổi tác hay bệnh tật.
Trong tình trạng của chúng ta hiện nay, những yếu tố nguy cơ rất nhiều cho mọi lứa tuổi, mà những yếu tố bảo vệ chưa phát huy được tác dụng tối đa vì chưa phối hợp chặt chẽ các biện pháp đa dạng trên nhiều lĩnh vực cá nhân-gia đình-đoàn thể / xã hội. Đối với những người đã từng sa ngã chúng ta cũng ko nên có hành động ruồng bỏ ,xa lánh .Tích cực giúp họ hòa nhập cộng đồng cũng là 1 cách góp phần ngăn chặn ,đẩy lùi nạn HIV/AIDS.